Đầu tiên, kiểm tra địa chỉ email người gửi. Xem có chính xác không? Cẩn thận với những lỗi chính tả, ký tự lạ. Email lừa đảo thường có lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả, hoặc ngôn ngữ không được tự nhiên. Các công ty lớn thường có đội ngũ chuyên nghiệp kiểm tra cẩn thận nội dung email trước khi gửi đi.
Tiếp theo, để ý đến cấu trúc mail. Các email lừa đảo thường dùng các địa chỉ email không chính thức hoặc hơi giống với email của công ty uy tín. Ví dụ, thay vì dùng tên miền chính thức như a còng "apple.com", chúng có thể dùng biến thể như a còng "idc.apple.com".
Để ý đến lời chào hỏi. Nếu nó quá chung chung, hãy dành một chút thời gian để nghi ngờ.
Tiếp theo, để ý ngôn ngữ khẩn cấp. Nếu email hối thúc bạn nhấp vào liên kết hoặc cung cấp thông tin, hãy chậm lại. Các email lừa đảo thường tạo cảm giác cấp bách để hối thúc bạn hành động ngay. Ví dụ: "Tài khoản của bạn sẽ bị khóa", "Bạn phải cung cấp thông tin trong vòng 24 giờ".
Cuối cùng, hãy di chuột, mà không bấm vào để kiểm tra U-R-L, link liên kết gửi trong nội dung mail. Nếu đường dẫn không đúng hoặc chứa các ký tự lạ, rất có thể đó là liên kết lừa đảo.
Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ trực tuyến, xác minh bất kỳ email nào, để xem email đó có an toàn hay không. Hãy cẩn thận và giữ hộp thư của bạn an toàn nhé!
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://duyen93.com là vi phạm bản quyền